Bu lông được sử dụng nhiều trong lĩnh vực của đời sống, trong các dự án xây dựng nhà xưởng khung thép, nhà tiền chế để liên kết các cấu kiện cột, dầm, kèo… lại với nhau thành hoàn chỉnh. Do khả năng chịu lực tốt, tính cơ động cao và dễ dàng trong công tác lắp dựng cũng như sửa chữa nên bu lông được sử dụng rất rộng rãi. Các dạng liên kết bu lông thông dụng gồm 6 loại cơ bản. Chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết sau:
Một liên kết bu lông hoàn chỉnh thông thường gồm 3 chi tiết: bu lông, đai ốc (ê cu), vòng đệm (long đen). Với chức năng lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn dựa trên nguyên lý ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc (ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.
Những ưu điểm của liên kết bu lông
- Khả năng thi công đơn giản, lắp ghép rất dễ dàng
- Khả năng cố định các chi tiết đơn lẻ để hỗ trợ cho công tác hàn cố định
- Khả năng chịu lực cao
- Công tác kiểm tra chất lượng và liên kết bu lông dễ dàng
Một số nhược điểm của liên kết bu lông
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm khó thay thế nhưng liên kết bằng bu lông cũng có một số nhược điểm nhất định như:
- Tốn vật liệu, giá thành cao nếu không lựa chọn đúng và chuẩn loại bu lông phù hợp với kết cấu cần liên kết.
- Có thể có những biến dạng do trượt ren xảy ra hoặc kết cấu không làm việc đồng bộ nếu lỗ tra và thân bu lông không được khít nhau.
Tuy là chi tiết nhỏ bé nhưng bu lông lại có khả năng liên kết bền chặt các các bộ phận, các phần riêng lẻ của một kết cấu với nhau. Chính vì vậy, liên kết bu lông đã trở thành liên kết thông dụng khó thay thế trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Ta có thể bắt gặp các liên kết bu lông trong ngành cơ khí chế tạo, xây dựng, lắp ghép nội thất,…
Các dạng liên kết bu lông thông dụng:
Là phương pháp bắt bu lông vào cột hoặc dầm bằng cách sử dụng bản thép hàn vào cuối dầm. Bắt 4 bu lông quanh bản thép nối dài ở bản cánh cột. Có thể trang bị thêm bu lông ở gần trục trung hòa nhằm hạn chế khoảng hở giữa bản thép với cột.
Theo phương pháp liên kết này, bản thép được hàn vào cột để tăng độ cứng cũng như độ vững chắc cho bụng cột, sau đó truyền tải từ cánh dầm vào cột. Bản thép và bu lông có tác dụng nối cánh đứng và sườn ngang của cột với cánh và bụng.
Có 2 kiểu liên kết:
- Liên kết khớp (liên kết nửa cứng)
- Liên kết bằng 2 thép chữ V
Yếu điểm của hình thức liên kết này là không ổn định khi bản bụng và thép V bị giảm yếu nếu bị khoét lỗ nhiều. Khặc phục trường hợp này bằng cách:
+ Tăng số lượng bu lông
+ Tạo khoảng cách hợp lý giữa các bu lông trên thép chữ V
Là kiểu liên kết khớp với khả năng chịu tải nhẹ, được thực hiện bằng cách hàn thép V vào bản bụng dầm lớn hơn và bắt bu lông vào dầm nhỏ hơn.
Đây là hình thức liên kết khớp bằng bản thép. Một đầu bắt bu lông và một đầu hàn vào bản bụng dầm. Liên kết này có ổn định hay không phụ thuộc vào độ dày của bản bụng được hàn. Ngoài ra, một yếu điểm nhỏ của kiểu liên kết này là khó có thể thực hiện chính xác việc hàn bản thép vuông góc tuyệt đối với bản bụng.
Là kiểu liên kết chịu moment và được thực hiện tương tự như liên kết bản thép vào bụng dầm. Tuy nhiên, bản thép trong liên kết này được hàn vào cánh cột. Có thể tăng khả năng chịu lực cắt và moment bằng liên kết hàn vào bụng dầm và thép ở góc cánh dầm.
Trên đây là các dạng liên kết bu lông thường gặp trong xây dựng mà các bạn nên biết, hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và thiết thực trong việc sử dụng các loại bu lông. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, hãy liên hệ trực tiếp với Hùng Cường theo địa chỉ sau:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG
Địa chỉ: Số 172, Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.
Email: cokhiphutro@gmail.vn - Web: banvattu.vn
GPĐKKD số: 0106143255, cấp ngày 04 tháng 04 năm 2013, sở KHĐT TP HN.
Hotline:0916 830 786
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG
GIẢI PHÁP VẬT TƯ CHO MỌI CÔNG TRÌNH